Ngẫm

Authentic (P1): Chân thật có … chân thật?

Vì sao authentic trở nên vừa hiếm, vừa quý trong thời đại này?

Trong thời đại mà mọi thứ đều có thể trở thành nội dung, thì điều quan trọng không còn là nội dung đó đúng hay thật, mà là:

“Nó có đủ gây chú ý, đủ kích thích, đủ để like share không?”

Một bữa ăn không còn chỉ là bữa ăn, bữa ăn đó phải được cúng Facebook, cúng IG, nên nó phải “lên hình đẹp”.

Một chuyến đi không còn là để trải nghiệm, mà CHỈ để “check-in sống ảo”.

Một suy nghĩ không cần phải chín chắn, CHỈ cần “viral”.

Và thế là…

Ta viết ra những điều ta chưa trải.

Ta quay những khoảnh khắc ta chưa cảm.

Ta nói điều mình không tin. Chỉ là nó sẽ được “nhiều like”.

Trong thế giới đó, authentic trở thành một điều hiếm và quý giá.

Vì ai cũng đang bận thể hiện, rất ít người đang thật sự sống.

Vì mọi thứ đang được tối ưu để thu hút ánh nhìn, chứ không còn phản ánh điều mình thật sự tin.

Và khi ai đó dám sống thật…

Dám chia sẻ một sự thật chưa hoàn hảo.

Dám nói ra nỗi sợ không đẹp đẽ.

Dám bước đi theo cách riêng, dù chưa chắc “hợp trend”…

… người đó được nhớ, được tin, được mến, vì chân thật giờ đây đã trở thành điều hiếm có.

Liệu chân thật có … chân thật?

Dần dà, giữa những ngập tràn “ảo lòi” trên mạng xã hội và ngoài đời thực, người ta khao khát tìm kiếm những con người chân thực và những nội dung chân thực.

Nhưng nghịch lý là: khi ai cũng cố “trở nên chân thực” như một chiến lược thu hút, thì cái gọi là “authentic” cũng có thể bị biến thành một công cụ. Nhiều người chia sẻ những câu chuyện rất riêng tư, tưởng như chân thực, nhưng thực chất vẫn là để phục vụ thuật toán và tương tác.

Vậy, chân thật liệu có … chân thật?

Chân thật – authentic là sống đúng với mình.

Nói dễ hiểu hơn nữa:

Khi mình nói điều mình thật sự nghĩ, chứ không phải chỉ là điều người khác muốn nghe => đó là authentic.

Khi mình làm điều mình tin là đúng, dù người khác hay xã hội có xu hướng khác => đó là authentic.

Khi mình dám thể hiện cả mặt tốt lẫn chưa hoàn hảo của bản thân, không cố tô vẽ để gây ấn tượng => đó là authentic.

Mỗi ngày, khi bạn xuất hiện trước ai đó, khi chia sẻ một điều gì lên chiếc mạng xã hội đông đúc, bao nhiêu phần trong đó là chân thực?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *