MindSnack

Hắt xì hơi: Thú vị cả mặt tâm linh và y học

Khác với “anh hàng xóm” Ho, có rất nhiều bí mật thú vị ngộ nghĩnh đằng sau anh Hắt Xì Hơi – một phản xạ không điều kiện của cơ thể để bảo vệ phổi của chúng ta.

Người ta coi hắt hơi như một hiện tượng tâm linh, thể hiện ngoài ý muốn, đáp ứng lại sự chợt nhớ, chợt nghĩ của người nào đó đối với mình. Điều thú vị là không chỉ người Việt mà hầu hết các dân tộc châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan… đều tin như vậy. Không giải thích được vì sao hắt hơi, người xưa phó mặc việc này cho thần linh.

Thần thoại Hy Lạp kể: Năm 400 trước công nguyên, tướng Xenophon ra sức động viên các chiến binh cùng ông liều mình chống lại người Ba Tư. Ông đã nói hàng giờ nhưng chưa thuyết phục được họ. Bỗng một chiến binh hắt hơi mấy tiếng liền. Ai nấy đều cho rằng tiếng hắt hơi ấy là lời của thần linh ký thác; tất cả nhất loạt quỳ xuống, tuân lệnh ông. Không thiếu những chuyện tương tự trong điển tích của phương Tây, cho rằng sự hắt hơi của mình không do mình mà do một đấng cao siêu điều khiển.

Tiếng Việt phiên âm hắt hơi thành “hắt xì hơi”. Các tiếng khác đều na ná thế. Người Anh, Mỹ gọi là “Achoo” hoặc “Atchoo”. Người Pháp: “Atchoum”; người Ả-rập: “Atsaa”; người Tây Ban Nha: “Atchis”, người Đan Mạch – “Atjuu”…

Sau này, người ta hiểu hắt hơi liên quan đến sức khoẻ vì khi hắt hơi, nếu không do một bệnh tật nào đó ghé thăm thì ít ra cũng là một cơn dị ứng. Vì vậy trong văn hoá nhiều nước, người ta hay chúc sức khoẻ ngay sau khi một người hắt xì. Ví dụ: Anh và Mỹ dùng “Bless you!” (Chúa phù hộ cho bạn), người Đức nói “Gesundheit!” (Chúc sức khoẻ), người Do Thái nói “Labriyut!” với cùng ý nghĩa đó…

Theo giải thích của y học, mũi của con người giữ nhiệm vụ quan trọng đó là lọc, làm ẩm, làm ấm không khí trước khi đi vào phổi. Mũi còn tiết ra chất nhầy để loại bỏ vi khuẩn và các dị vật ra khỏi đường thở. Tuy nhiên không phải tất cả mọi thứ đều được cản lại, vẫn có những vật thể nhỏ len lỏi được vào bên trong. Khi đó, lớp màng nhầy chịu kích thích liền gửi tín hiệu méc não bộ chúng ta. Não sẽ ngay lập tức huy động lực lượng ép chúng ta hắt hơi để tống “người lạ ơi” ra khỏi khoang mũi với vận tốc 165km/h. Trong quá trình hắt hơi, chúng ta thường nhắm mắt, vòm miệng mềm, lưỡi gà ép xuống, mặt sau lưỡi nâng lên để chắn lối thông khí từ phổi đến miệng, làm không khí được đẩy ra ngoài thông qua đường mũi.

Tham khảo:

1. https://www.vinmec.com/…/nhung-cau-hoi-thuong-gap-khi…/

2. https://vnexpress.net/bi-mat-cua-cai-hat-hoi-2078863.html


Takeaway

  • Phản xạ không điều kiện
  • Không giải thích được nên người xưa gắn hắt xì với tâm linh
  • Màng nhầy trong mũi bị kích thích
  • Đẩy vật thể lạ ra khỏi mũi
  • 165km/h

Về MindSnack

Nếu mỗi ngày ta biết thêm một điều mới, một năm ta sẽ biết thêm 365 điều. Mình hãy bắt đầu từ những bước nho nhỏ như thế nhé! Không dồn dập, không sức ép, đều đặn và vừa đủ như một bữa ăn healthy cho trí óc. Kiến thức trang chia sẻ có thể thuộc bất cứ lĩnh vực và chủ đề nào, từ cái be bé như tại sao quả chuối lại cong đến cái to to như về vũ trụ bao la ngoài kia.

Mình luôn cố gắng tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn có uy tín và tổng hợp vào những mẫu kiến thức ngắn gọn, giản đơn và dễ nhớ.

Gửi tặng trí óc của bạn những món snack nhẹ nhàng mỗi ngày!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *